GIỚI THIỆU CHUNG
Khoa Tâm lý – Giáo dục
Địa chỉ: Số 32 đường Nguyễn Văn Linh, phường Xuân Hoà, Tp. Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Văn phòng: Phòng 904 – Nhà A1
Email: khoatlgd@hpu2.edu.vn
Trang thông tin: https://psyped.hpu2.edu.vn/
Trưởng Khoa: |
TS. Doãn Ngọc Anh |
Phó Trưởng Khoa: |
TS. Lê Thanh Hà |
- Khoa Tâm lý - Giáo dục được phát triển từ Bộ môn Tâm lý - Giáo dục được thành lập từ năm 1967 gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của trường ĐHSP Hà Nội 2 trong suốt hơn 50 năm.
- Hiện nay, Khoa có tổng số 14 viên chức, giảng viên (07 Tiến sĩ, 07 Thạc sĩ), có 03 nghiên cứu sinh. Đội ngũ viên chức được biên chế thành 02 tổ bộ môn: Tổ Tâm lý học và Tổ Giáo dục học.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
- Giảng dạy các môn Tâm lý học, Giáo dục học, Thực hành sư phạm cho sinh viên toàn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; Giảng dạy Tâm lý học, Giáo dục học cho học viên hệ đào tạo vừa làm vừa học ở các bậc Cao đẳng, Đại học, Cao học; Giảng dạy môn Nghiệp vụ sư phạm cho học viên các cơ sở giáo dục không qua sư phạm; Nghiên cứu khoa học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Đào tạo cử nhân Tâm lý học giáo dục.
THÀNH TÍCH CỦA ĐƠN VỊ
- Từ ngày thành lập đến nay, đơn vị luôn hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ giảng dạy của một đơn vị trực thuộc trường, qua đó góp phần nâng cao kết quả học tập các môn nghiệp vụ sư phạm nói riêng và sự phát triển toàn diện về phẩm chất, năng lực nghề nghiệp cho người học nói chung.
- Đối với chức năng của một giảng viên đại học thì hai nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học thống nhất với nhau. Do đó, ngoài công tác giảng dạy, đơn vị rất xem trọng công tác nghiên cứu khoa học và chỉ đạo các giảng viên tích cực thực hiện việc biên soạn đề cương bài giảng; tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp trường đến cấp bộ và công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí, thông tin, thông báo khoa học hoặc các hội thảo khoa học; hướng dẫn viết luận văn thạc sĩ, khóa luận đại học cho học viên cao học và sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, Giáo dục mầm non. Hàng năm, giảng viên luôn hoàn thành và vượt chỉ tiêu về số giờ nghiên cứu khoa học do nhà trường quy định.
- Ngoài ra, giảng viên cũng rất tích cực tham gia các hoạt động văn, thể, mỹ...do nhà trường tổ chức, qua đó góp phần vào sự phát triển chung về các hoạt động phong trào của nhà trường. Vì vậy, đơn vị liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến.
- Trong bối cảnh đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới công tác đào tạo giáo viên ở trường sư phạm nói riêng hiện nay, đơn vị sẽ tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, phấn đấu đến năm 2025 đạt 80% giảng viên có trình độ tiến sĩ. Quyết tâm xây dựng đơn vị luôn hợp tác, đoàn kết để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và nghiên cứu khoa học, đóng góp vào sự phát triển chung của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.