Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ đợt 2 năm 2024

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:         /TB-ĐHSPHN2

Hà Nội, ngày     tháng    năm 2024

 THÔNG BÁO
Về việc tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ đợt 2 năm 2024 
       

        Căn cứ Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ;
        Căn cứ Quyết định số 1126/QĐ-ĐHSPHN2 ngày 12 tháng 6 năm 2024 của Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội 2 ban hành Quy định về tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ;
        Căn cứ Quyết định số 259/QĐ-ĐHSPHN2 ngày 19 tháng 02 năm 2024 của Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội 2 về việc ban hành Đề án tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2024;
        Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 thông báo kế hoạch tổ chức tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ khóa 14 đợt 2 năm 2024; cụ thể như sau:
1.  Chỉ tiêu (dự kiến) và hình thức tuyển sinh

STT

Ngành đào tạo

Mã ngành

Chỉ tiêu đợt 2 năm 2024
(Dự kiến)

Hình thức tuyển sinh

1

Giáo dục học

9140101

2

Xét tuyển

2

Quản lí giáo dục

9140114

3

3

Sinh lý học thực vật

9420112

1

4

Toán giải tích

9460102

2

5

Vật lý lý thuyết và vật lý toán

9440103

1

6

Lý luận văn học

9220120

2

2.  Đối tượng và điều kiện dự tuyểnNgười dự tuyển là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cần thỏa mãn các điều kiện sau đây:2.1. Văn bằngĐã tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học hạng giỏi trở lên ngành phù hợp, hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương Bậc 7 (Người có bằng tốt nghiệp đại học chương trình đào tạo có khối lượng học tập tối thiểu 150 tín chỉ, đáp ứng chuẩn đầu ra tương đương Bậc 7 được công nhận có trình độ tương đương Bậc 7) theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành đào tạo tiến sĩ.2.2. Kinh nghiệm nghiên cứu khoa học
Kinh nghiệm nghiên cứu của người dự tuyển thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu; hoặc bài báo, báo cáo khoa học đã công bố; hoặc có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ.
2.3. Dự thảo đề cương nghiên cứu
2.3.1. Dự thảo đề cương nghiên cứu gồm các mục sau:
- Lý do lựa chọn đề tài, lĩnh vực nghiên cứu;
- Mục tiêu mong muốn đạt được khi đăng ký đi học nghiên cứu sinh;
- Kinh nghiệm (nghiên cứu, thực tế, hoạt động xã hội và ngoại khoá khác); kiến thức, hiểu biết và những chuẩn bị của cá nhân người dự tuyển.
- Đề xuất người hướng dẫn (nếu có).
2.3.2. Dự kiến kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa (theo Phụ lục 1)
2.4. Ngoại ngữ
2.4.1. Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ được minh chứng bằng một trong những văn bằng, chứng chỉ sau:
a) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài;
b) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
c) Có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ được quy định tại danh sách một số chứng chỉ tiếng nước ngoài minh chứng cho trình độ ngoại ngữ của người dự tuyển hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ khác tương đương trình độ bậc 4 (theo khung năng ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) do Bộ Giáo dục Giáo dục Đào tạo công bố. Các chứng chỉ này còn hiệu lực (trong thời hạn 24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
d) Danh sách một số chứng chỉ tiếng nước ngoài minh chứng cho trình độ ngoại ngữ của người dự tuyển (trích Phụ lục I, Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Ngôn ngữ

Bằng/Chứng chỉ/Chứng nhận

Trình độ/Thang điểm

 
 
Tiếng Anh

TOEFL iBTTừ 46 trở lên
IELTSTừ 5.5 trở lên
Cambridge Assessment EnglishB2 First/B2 Business Vantage/Linguaskill
Thang điểm: từ 160 trở lên
Aptis ESOLB2

 
Tiếng Pháp

CIEP/Alliance française diplomasTCF từ 400 trở lên
DELF B2 trở lên
Diplôme de Langue

Tiếng Đức

Goethe -InstitutGoethe- Zertifikat B2 trở lên
The German TestDaF language certificateTestDaF level 4 (TDN 4) trở lên

Tiếng Trung Quốc

Chinese Hanyu Shuiping Kaoshi (HSK)HSK level 4 trở lên

Tiếng Nhật

Japanese Language Proficiency Test (JLPT)N3 trở lên

Tiếng Nga

ТРКИ - Тест по русскому языку как иностранному (TORFL - Test of Russian as a Foreign Language)ТРКИ-2 trở lên

Các ngôn ngữ tiếng nước ngoài khác

Chứng chỉ đánh giá theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam Từ bậc 4 trở lên

2.4.2. Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ bằng tiếng Việt phải có chứng chỉ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài và phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai do Trường quy định, trừ trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.2.5. Cam kết thực hiện các nghĩa vụ học tập, nghiên cứu và chế độ tài chínhNgười dự tuyển phải có cam kết đối với quá trình đào tạo theo quy định của Nhà trường (đóng học phí; hoàn trả kinh phí với nơi đã cấp cho quá trình đào tạo nếu không hoàn thành luận án tiến sĩ).Người dự tuyển theo Đề án 89 phải cam thực hiện kết nghĩa vụ của người học với cơ quan cử đi học.
2.6. Có đủ sức khỏe để học tập và hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
3. Thời gian đào tạo
Thời gian đào tạo tiêu chuẩn của trình độ tiến sĩ từ 03 năm (36 tháng) đến 04 năm (48 tháng).
Nghiên cứu sinh được phép hoàn thành chương trình đào tạo sớm hơn so với kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa không quá 01 năm (12 tháng), hoặc chậm hơn so với kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa nhưng tổng thời gian đào tạo không vượt quá 06 năm (72 tháng) tính từ ngày quyết định công nhận nghiên cứu sinh có hiệu lực đến thời điểm hoàn thành các thủ tục trình luận án cho cơ sở đào tạo, trước khi thực hiện quy trình phản biện độc lập và thành lập Hội đồng đánh giá luận án của cơ sở đào tạo.
Nghiên cứu sinh được cử đi đào tạo theo Đề án 89 dành toàn bộ thời gian để hoàn thành việc học tập, nghiên cứu khi đã được công nhận trúng tuyển và tham gia khóa học.
4. Hình thức đào tạo
Hình thức đào tạo: Chính quy
Nghiên cứu sinh phải dành đủ thời gian học tập, nghiên cứu tại cơ sở đào tạo theo kế hoạch đã được phê duyệt; trong đó khi đăng ký đủ 30 tín chỉ trong một năm học được xác định là tập trung toàn thời gian.
5. Hồ sơ đăng ký dự tuyển
5.1. Phiếu đăng ký dự tuyển (Mẫu 1);
5.2. Sơ yếu lý lịch (Mẫu 2);
5.3. Lý lịch khoa học (Mẫu 3);
5.4. 01 bản chính và 05 bản sao đề cương nghiên cứu (Mẫu 4);

TẢI MẪU HỒ SƠ TẠI ĐÂY.

5.5. Giấy khám sức khoẻ (của bệnh viện đa khoa cấp quận, huyện trong thời hạn 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ);
5.6. Công văn giới thiệu dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ của cơ quan quản lý nhân sự (đối với người dự tuyển là công chức, viên chức);
5.7. Bản sao hợp lệ: bằng tốt nghiệp và bảng điểm đại học; bằng tốt nghiệp và bảng điểm thạc sĩ (không yêu cầu đối với người dự tuyển từ bậc đại học);
5.8. Minh chứng kinh nghiệm nghiên cứu theo Mục 2.2;
5.9. Thư giới thiệu của hai nhà khoa học (Mẫu 6);
5.10. 02 ảnh (4x6) + 2 phong bì có tem và địa chỉ, số điện thoại;
5.11. Bản cam kết thực hiện nghĩa vụ học tập, nghiên cứu và chế độ tài chính đối với quá trình đào tạo theo quy định của Nhà trường (Mẫu 5);
5.12. Bản sao hợp lệ các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ.
Tất cả các giấy tờ trên được cho vào túi hồ sơ cỡ 32x26, bên ngoài ghi rõ họ tên người dự tuyển, nơi công tác, chuyên ngành dự tuyển, số điện thoại liên hệ và gửi chuyển phát nhanh về Phòng Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Sau khi hồ sơ được chấp nhận, Nhà trường sẽ gửi giấy báo xét tuyển cho người dự tuyển. Bản sao các loại giấy tờ sẽ được đối chiếu với bản gốc vào thời điểm thích hợp. Ứng viên phải tự chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ tuyển sinh.
Nhà trường chỉ nhận hồ sơ đã đầy đủ các mục theo quy định. Hồ sơ đã nộp Nhà trường không trả lại.
Lệ phí đăng kí dự tuyển: 200.000 đ/thí sinh/hồ sơ;
Lệ phí xét tuyển: 1.000.000 đ/thí sinh/hồ sơ.
Người dự tuyển chuyển qua tài khoản ngân hàng:
 - Số tài khoản: 4260276664, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phúc Yên.
- Tên đơn vị thụ hưởng: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
- Nội dung chuyển tiền: [NCS2024], [Họ và tên], [Số CCCD/CMND], [Số điện thoại]
Ví dụ: NCS2024, Nguyen Van A, 120000003456, 0912345678
Lưu ý: Thí sinh không chuyển tiền từ cây ATM, ZaloPay, MoMo,…để thể hiện đầy đủ thông tin trong nội dung chuyển tiền.Ghi chú: Có thể xem thông báo và tải phiếu đăng kí, danh mục lĩnh vực nghiên cứu dự định nhận nghiên cứu sinh và danh sách các nhà khoa học có thể hướng dẫn ; danh mục các ngành, chuyên ngành đại học và thạc sĩ phù hợp với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ và các biểu mẫu liên quan trên website: tuyensinh.hpu2.edu.vn/tiensi6. Học phí                                                        
Nghiên cứu sinh phải đóng học phí hàng năm, định mức thu theo Quy định về định mức thu học phí đào tạo trình độ tiến sĩ của Trường ĐHSP Hà Nội 2.
7. Thông tin liên quan đến tuyển sinh
7.1. Cơ quan cử cán bộ đi dự tuyển nghiên cứu sinh cần tạo các điều kiện thuận lợi về thời gian, hỗ trợ kinh phí... để người dự tuyển có thể đạt kết quả tốt nhất.
7.2. Người dự tuyển tự sắp xếp nơi ở trong thời gian dự tuyển hoặc liên hệ với Ban Quản lý Ký túc xá của Nhà trường.
7.3. Thời gian nộp hồ sơ dự tuyển: từ 8h00 ngày 01/7/2024 đến 17h00 ngày 07/8/2024 (trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ được nghỉ theo quy định của Nhà nước).
7.4. Thời gian gửi giấy báo dự tuyển và xét tuyển:

- Gửi Giấy báo dự tuyển trước ngày 21/8/2024.
- Xét tuyển, công bố kết quả và nhập học trong tháng 9/2024.

7.5. Tư vấn và hỗ trợ công tác tuyển sinh: Ông Trần Vũ Khánh, Phó Trưởng phòng Đào tạo, số điện thoại: 0915 14 14 39
7.6. Người nhận hồ sơ: Bà Đinh Thị Hằng Nga, chuyên viên chính Phòng Đào tạo; số điện thoại: 0919 71 51 51.
Người dự tuyển cần chú ý các mốc thời gian xét tuyển được cập nhật thường xuyên tại website của Nhà trường.
Thông tin cần thiết xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
Phòng Đào tạo, Tầng 4, phòng 402, Nhà A1 - Trường ĐHSP Hà Nội 2, số 32 đường Nguyễn Văn Linh, phường Xuân Hoà, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
 

Nơi nhận:

KT. HIỆU TRƯỞNG
Phó hiệu trưởng
 
 

 
 
Trịnh Đình Vinh

 - Bộ GD&ĐT (để b/c);
 - Hiệu trưởng (để b/c);
 - Trung tâm Tin học (để đưa lên Website);
 - Các Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT; Các Học viện; Trường ĐH, CĐ, TC, THPT, THCS, TH, MN, TTGDTX và các cơ sở giáo dục khác;
 - Lưu: TC-HC, ĐT [50].

 
 PHỤ LỤC I
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) KẾ HOẠCH HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU TOÀN KHÓA CỦA NGHIÊN CỨU SINH 

Họ và tên nghiên cứu sinh:
Tên đề tài:
Ngành đào tạo:
Mã ngành đào tạo:

Năm họcNội dung học tập, nghiên cứuKhối lượng học tập, nghiên cứu đăng kýKết quả dự kiến
Năm thứ 1Các học phần về chuyên môn bổ sung (nếu có)10 - 12 tín chỉChứng nhận kết thúc học phần
 Các học phần về phương pháp nghiên cứu04 -06 tín chỉChứng nhận kết thúc học phần
Năm thứ 2Thực hiện phần 1 của Luận ánđến 24 tín chỉChương Tổng quan về vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu,...
Năm thứ 3Thực hiện phần 2 của Luận ánđến 30 tín chỉLuận án và các bài công bố,…
Năm thứ 4Thực hiện phần 3 của Luận ánSố tín chỉ còn lại của chương trình 04 nămLuận án và các bài công bố,…

Lưu ý: phần in nghiêng là ví dụ về các nội dung trong kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa. Kế hoạch cụ thể của nghiên cứu sinh được xây dựng căn cứ vào quy định của cơ sở đào tạo về chương trình đào tạo tiến sĩ đã công bố.